Công cụ hỗ trợ Tra cứu WEBSITE lừa đảo, trang web giả mạo thương hiệu, công ty, cơ quan nhà nước để thực hiện hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao.Kiểm tra website lừa đảo

Công cụ hỗ trợ tra cứu, kiểm tra website lừa đảo, giả mạo thương hiệu, công ty, cơ quan nhà nước để thực hiện hành vi phạm tội sử dụng công nghệ cao.

Tra cứu website lừa đảo
TRA CỨU WEBSITE:

Hướng dẫn tra cứu:

Hãy nhập địa chỉ hoặc từ khóa của website bạn nghi vấn lừa đảo, giả mạo

Ví dụ: http://vietcombankqqq.com hoặc từ khóa như: Viettel, Momo


Lưu ý quan trọng nếu bạn không tìm thấy kết quả tra cứu website lừa đảo

Bạn đã kiểm tra website lừa đảo nhưng không thấy kết quả?

Có thể website đó chưa được cập nhật trên cơ sở dữ liệu website lừa đảo. Bạn cần cảnh giác, tham khảo các dấu hiệu nhận biết các website lừa đảo hoặc kiểm tra nguồn gốc trang web.

Cách nhận diện, kiểm tra website lừa đảo?

Dấu hiệu nhận diện website lừa đảo?

1. Nhìn vào địa chỉ trang web

Địa chỉ web lừa đảo sẽ thường có các dấu hiệu như sai lỗi chính tả, tên miền có chứa các ký tự lạ, đường dẫn sử dụng tên miền quốc tế, sử dụng dịch vụ rút gọn tên miền dạng như bitly.com,… hoặc sử dụng các đuôi trang web ít phổ biến và có độ tin cậy thấp như: .info, .asia, .vip, .tk, .xyz…

2. Nhìn vào giao diện, nội dung trên trang web

Các trang web giả mạo thường có những dấu hiệu sau:
–  Nội dung trên trang web chứa lỗi chính tả. Nhất là đường dẫn website. Ví dụ: vietcombank-vn.com
– Logo, hình ảnh, màu sắc bị làm nhái, sai lệch so với trang web chính thức.
– Các liên kết đến các trang mạng xã hội của trang web dẫn đến hồ sơ trống hoặc một địa chỉ lạ.
– Trang web yêu cầu nhập các thông tin cá nhân như họ tên, số CMND/CCCD, số tài khoản ngân hàng…Đây là những thông tin cá nhân cần bảo mật cao, do đó khi điền những thông tin này ở bất kỳ trang web nào cũng nên thật cẩn trọng. 

3. Nhìn vào các thông báo trên web

Các trang web giả mạo thường sẽ đưa ra những thông báo giật gân, hấp dẫn để dẫn dụ người dân. Ví dụ như thông báo về sự cố giao dịch, thông báo trúng thưởng, khuyến mãi, quà tặng hoặc lời mời các cách kiếm tiền nhanh chóng… kèm theo đó là yêu cầu nhập thông tin tài khoản, mật khẩu, số thẻ tín dụng để xác minh.

Vì sao nên kiểm tra website lừa đảo, giả mạo thường xuyên?

Nếu bạn có thông tin về hành vi lừa đảo: Số điện thoại, website, tài khoản mạng xã hội, ngân hàng liên quan lừa đảo hãy báo cáo ngay cho chúng tôi để cập nhật cơ sở dữ liệu tại đây.

  1. Bảo vệ tài sản, dữ liệu cá nhân và phòng chống các rủi ro, nguy cơ bị lừa đảo trực tuyến.
  2. Hãy duy trì thói quen sử dụng công cụ kiểm tra website lừa đảo, giả mạo của chúng tôi trước khi bạn quyết định thực hiện một tương tác nào đó với các website, trang web không rõ nguồn gốc.
  3. Chúng tôi đang tiếp tục tập hợp các công cụ check link lừa đảo, check số điện thoại lừa đảo, check tài khoản ngần hàng lừa đảo,…
Một ví dụ về: Tra cứu website lừa đảo

Bên cạnh đó, cần chú ý tra cứu các trang web có khả năng giả mạo giao diện website chính thức của các Công ty, doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước hoặc các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước để lừa đảo.

Nếu bị lừa đảo bạn phải làm gì? Hãy xem bài viết hướng dẫn cách thức tố giác tội phạm lừa đảo trực tuyến tại đây:

–> Bài viết: Cách tố giác tội phạm lừa đảo trực tuyến mới nhất

–> Bài viết: Mẫu đơn tố giác tội phạm đầy đủ nội dung mới nhất năm 2024

Nguồn dữ liệu: Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia

Tác giả: Fsocial.vn – xã hội số, xã hội tương lai.